[Tuần 4] Lập kế hoạch bảo vệ đại dương Posted: 24 Nov 2014 08:06 AM PST Các đại dương ngày càng trở nên cạn kiệt do tình trạng đánh bắt quá mức, ô nhiễm và biến đổi khí hậu, chúng chỉ có thể được cứu nguy bởi một chiến dịch bảo tồn biển rộng lớn trên toàn cầu, các nhà khoa học cho biết ngày 30/7. Các đại dương bao phủ hơn 70% bề mặt trái đất. Tuy nhiên, chỉ có trên 1% bề mặt các đại dương được bảo vệ và phần lớn các khu bảo tồn biển quan trọng chỉ được bảo vệ ở mức hạn chế. Theo phân tích của giáo sư Callum Roberts - một trong những người tham gia chiến dịch bảo vệ đại dương hàng đầu, công tác tại Đại học York, Canada - thì trên hành tinh xanh chỉ có khoảng 0,1% bề mặt các đại dương là được bảo vệ hoàn toàn khỏi mọi sự khai thác. Trước tình hình trên, "Di sản đại dương toàn cầu" (The Global Ocean Legacy, GOL) - một dự án của Nhóm Môi trường Pew (The Pew Environment Group, hiện có trụ sở tại Hoa Kỳ, Canada, châu Âu, Úc, New Zealand, tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương) đã được ký kết với sự thỏa thuận chung giữa 257 chuyên gia khoa học về biển đến từ 37 quốc gia trên thế giới là thành lập một mạng lưới bảo vệ nhiều vùng biển hơn nữa trên toàn cầu. Giáo sư Roberts phát biểu trên CNN: "Chúng tôi có nhiều bằng chứng rõ ràng và mạnh mẽ cho thấy hệ sinh thái đại dương đang bị đe dọa và chúng cần được bảo vệ". "Ngày nay, tình trạng đánh bắt thủy sản đang diễn ra tại mọi ngóc ngách của đại dương và biến đổi khí hậu là 2 trong số những nguyên nhân làm nguy hại cho sự sống biển cả. Cách duy nhất để cứu nguy chúng là thiết lập nhiều khu bảo tồn biển hơn nữa". |
[Tuần 4] Giảm dấu chân sinh thái trong sản xuất và tiêu dùng bia Posted: 24 Nov 2014 08:05 AM PST Hạn chế sử dụng hóa chất, giảm lượng nước và năng lượng trong quá trình sản xuất, tăng cường tái chế vỏ lon bia, đồng thời tiết giảm tối đa khâu vận chuyển… là những giải pháp hiệu quả giúp giảm dấu chân sinh thái trong sản xuất và tiêu dùng bia. Người tiêu dùng được khuyến khích mua các loại bia được sản xuất tại địa phương hoặc nơi gần địa phương mình nhất vì điều này sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng cho khâu vận chuyển, từ đó giảm lượng phát thải từ các phương tiện vận chuyển, phân phối bia. Thêm nữa, người tiêu dùng cũng nên có ý thức trả lại vỏ lon/chai bia khi sử dụng xong để tránh một lượng rác lớn bị thải ra môi trường. Đổi lại, nhà sản xuất cần đầu tư vào tái chế, tái sử dụng các vỏ lon/chai bia này nhằm giảm chi phí cho khâu đóng gói, đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường. Cùng với đó, các hãng bia có thể nghĩ đến việc sản xuất bia đóng hộp thay cho chai thủy tinh. Đây là giải pháp đã được một số hãng bia lớn trên thế giới như Molson Coors, Anheuser-Busch… áp dụng. Bia đóng hộp thân thiện hơn đóng bằng chai thủy tinh, bởi trọng lượng của hộp nhẹ hơn thủy tinh và hộp dễ sắp xếp hơn giúp cho khâu phân phối, vận chuyển trở nên hiệu quả hơn. Và để bia không chỉ thân thiện hơn với môi trường mà còn ít gây hại tới sức khỏe, người tiêu dùng không nên uống quá 0,5 lít/ngày đối với đàn ông và 0,33 lít/ngày đối với phụ nữ…
|
Hà Nội: bán tủ lạnh Panasonic mới mua được 3 tháng (ảnh chụp) Posted: 24 Nov 2014 08:05 AM PST rao bán hộ ông anh chuyển công tác về quê nên thanh lý tủ lạnh Panasonic 180L mới mua được 3 tháng (tủ bảo hành 24 tháng nhé) như mới vì chuyển công tác về quê nên thanh lý cho bạn nào có nhu cầu. Tủ như mới dùng ổn định ,tủ lạnh Panasonic thì chất lượng rất tốt các bạn nhé tủ lạnh đẹp 99% đầy đủ giấy tờ mua bán và hoá đơn n hư mua mới ( hoá đơn lúc mua là 5tr5) giờ để lại cho các bạn có nhu cầu giá 3tr6. bạn nào có nhu cầu liên hệ 0966.95.53.33 |
[tuần 4] Nói không với thịt thú rừng Posted: 24 Nov 2014 08:04 AM PST Tại các nhà hàng, chúng ta dễ dàng bắt gặp những biển quảng cáo ThịT Thú rừng đặc sản, thịt thú rừng thơm ngon...... Hãy lên tiếng bảo vệ thú rừng bằng cách thông báo cho cơ quan chức năng về sai phạm này và kiên quyết không tiêu thụ thịt thú rừng Có như vậy thì những chú Nai rừng, lợn rừng hay rắn hổ mang...mới được sống an toàn trong những cánh rừng như bản thân chúng vẫn xứng đáng được như vậy
|
[Tuần 4] Sinh lợi từ rác Posted: 24 Nov 2014 08:04 AM PST Trong thời gian qua, ngành tái chế rác thải tại Việt Nam đã có những bước phát triển, dễ thấy nhất đó là việc thành lập một số nhà máy tái chế rác thải với quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại đang được các nước trên thế giới vận hành. Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng việc xây dựng nhà máy mà không quan tâm đúng mức đến việc phân loại rác để có nguồn nguyên liệu, thì những nhà máy này không thể vận hành hết công suất đồng thời làm lãng phí một nguồn tài nguyên vô cùng lớn.
|
[Tuần 4] Băng tan có thể gây hại cho hải mã Posted: 24 Nov 2014 08:03 AM PST Các chuyên gia liên bang tại Alaska về động vật có vú trên biển trong nghiên cứu tác động của sự nóng lên toàn cầu đối với loài hải mã, gấu Bắc cực và hải cẩu đã cảnh báo rằng những gì họ có thể làm để bảo vệ chúng là có hạn. Họ có thể ngăn thợ săn, hạn chế tàu bè và khai thác dầu ngoài khơi, nhưng từng đó chưa đủ khi môi trường sống của những loài động vật này cứ biến mất hàng năm mỗi khi mùa hè đến. Joel Garlich Miller, chuyên gia nghiên cứu hải mã thuộc Ngành cá và động thực vật hoang dã Hoa Kì đã nói: "Chúng tôi không thể kiểm soát được băng tan. Chúng tôi cũng không thể tạo ra băng ngoài đó". Ông cho biết, có đến 3.000 – 4.000 hải mã con chết hàng năm khi đàn hải mã di chuyển tán loạn lên đất liền vùng biển Chukchi - Nga tiếp giáp với Alaska phía bắc mũi Bering. Thay vì tràn ra biển băng vào mùa hè, hàng nghìn con hải mã bị mắc kẹt ở đất liền đến khoảng 3 tháng với một con số chưa từng thấy. Anatoly Kochney, người thực hiện nghiên cứu về hải mã cho học viện Russia's Pacific về Thuỷ sản và Hải dương học cho rằng việc mất đi 3.000 - 4.000 cá thể các loài động vật chủ yếu thuộc một vùng lãnh thổ trong năm nay đúng thực là một điều thảm khốc. Theo lời nhà sinh học Tony Fischbach, thuộc cơ quan Lượng định Địa chất Hoa Kì, nếu xu hướng này cứ tiếp diễn, đàn hải mã sẽ phải sống trên bờ biển mỗi mùa hè. Chúng sẽ cạnh tranh thức ăn với loài khác thay vì đi tìm kiếm ở những vùng biển ngoài khơi nhiều tôm cá. Đây không hẳn là hiện tượng tái diễn bất ngờ. Theo tài liệu từ Trung tâm Dữ liệu băng tuyết quốc gia tại đại học Colorado, biển băng Bắc cực đã rút đến mức kỉ lục kể từ khi tiến hành theo dõi qua vệ tinh vào năm 1979. Mark Serreze, nhà nghiên cứu khoa học có nhiều kinh nghiệm đã nói: "Chúng ta đang đi trên đường xoắn ốc đến giới hạn cuối cùng. Dự đoán biển băng sẽ biến mất vào năm 2030 là một điều dễ hiểu". Ngành cá và Động thực vật hoang dã Hoa Kì sẽ quyết định liệu có nên đưa gấu Bắc cực vào danh sách những loài đang bị đe doạ do ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu khiến băng tan. Gấu bắc cực sẽ không thể săn mồi và sinh sản nếu sống trên đất liền, nơi những con gấu xám Bắc Mỹ đang làm bá chủ. Thức ăn chủ yếu của gấu trắng Bắc cực là những con hải cẩu đã kết đôi sống ở dưới biển. Những con hải cẩu này sẽ đào lỗ thở bằng móng và làm một cái ổ nhỏ trên băng để chào đón đứa con của mình. Không khí ấm lên khiến cho cái tổ băng tan sớm hơn thường lệ khi xuân đến. Những con non chưa có lớp lông dày che chở nên rất dễ nhiễm lạnh và dễ trở thành mồi cho cáo, gấu, quạ và cả mòng biển. Còn loài hải mã Thái bình dương đang phải đối mặt với 3 mối nguy hiểm lớn: môi trường sống của chúng sẽ thay đổi, chúng buộc phải ở trên đất liền trong thời gian dài, những con yếu ớt sẽ gặp nguy trong một môi trường đông đúc như thế. Hải mã thường phải lặn sâu xuống đáy đại dương để tìm kiếm trai, sên biển, cua, tôm và sâu biển nữa. Người ta cho rằng diện tích biển băng bị thu nhỏ còn vùng biển ấm lại gia tăng là điều kiện phát triển tốt của phiêu sinh vật vốn là khoái khẩu của cư dân đáy nước. Không giống hải cẩu, hải mã bơi theo lộ trình xác định. Con cái và con non sử dụng mặt băng như một tấm ván trượt di động hướng ra ngoài khơi kiếm ăn. Đầu tiên chúng đến vùng biển Bering phía bắc sau đấy là biển Chuckchi. Nếu chúng bị kẹt trên bờ đến 3 tháng mỗi mùa hè, chúng sẽ không thể ra ngoài khơi được nữa. Và nếu được thì không biết chúng phải tiêu tốn bao nhiêu năng lượng để ra đến vùng kiếm ăn. Một con hải mã trưởng thành ăn 200 pao con trai mỗi ngày. Nếu đàn hải mã ở cách xa đến 30 dặm, chúng sẽ có một vụ mùa thức ăn bội thu. Vera Alexander, một trong ba thành viên của uỷ ban Động vật có vú trên biển Hoa Kì cho biết: "Đàn hải mã sẽ không thể nào thích nghi với môi trường mới như những loài vốn sống trên cạn". Trà Mi |
[Tuần 4] Sản xuất nhang sạch từ lá thông Posted: 24 Nov 2014 08:02 AM PST Điều tra của ngành lâm nghiệp thì mỗi năm 1ha rừng thông tự nhiên đã trả lại cho đất khoảng 3,9 tấn lá và cành nhánh khô rụng và đây là những vật liệu rất dễ gây cháy rừng vào mùa khô (bình quân mỗi năm ngân sách nhà nước phải chi trên dưới 5 tỷ đồng để các địa phương và các chủ rừng thực hiện các biện pháp phòng chống cháy rừng, trong đó có việc xử lý lá thông bằng phương pháp đốt trước). Để hạn chế tình trạng cháy rừng, tận thu nguồn tài nguyên và tăng thu nhập cho người bảo vệ rừng, một số cán bộ lâm nghiệp trong và ngoài tỉnh đã tiến hành nghiên cứu sử dụng lá thông khô dưới tán rừng để sản xuất nhang (hương) sạch. Cùng với lợi ích kinh tế, sản xuất nhang sạch bằng bột lá thông khô rụng dưới tán rừng sẽ góp phần bảo vệ và cải tạo môi trường; hạn chế tình trạng cháy rừng, tiết kiệm một phần không nhỏ kinh phí phòng chống cháy rừng cho ngân sách nhà nước. Hiện tại việc sản xuất nhang sạch từ bột lá thông rụng dưới tán rừng đang được các cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp bằng bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích cho ngành lâm nghiệp Lâm Đồng. Và đây là một giải pháp phòng chống cháy rừng thông rất mới mà từ trước tới nay chưa có tổ chức hoặc cá nhân nào có ý tưởng này. Giải pháp này có rất nhiều khả năng áp dụng theo quy mô công nghiệp để cung cấp sản phẩm nhang sạch cho thị trường cả nước.
|
[Tuần 4] Thúc đẩy sự phát triển của nét đẹp truyền thống Posted: 24 Nov 2014 08:01 AM PST Có thể bây giờ những bức tranh hiện đại vẽ bằng kĩ thuật số sẽ làm cho khung cảnh nhà bạn đẹp hơn sang trọng hơn nhưng hãy dành những góc nhỏ trong nhà bạn bày biện tranh Đông Hồ. Nét văn hóa xưa kia được thể hiện sống động qua từng bức giấy gió, từng nét sơn mài mềm mại. Bạn sử dụng trang Đông Hồ là bạn đã giúp người dân nơi đây nuôi sống nghề truyền thống. Hoặc như bạn hãy tìm về Bát tràng, nơi làng nghề với những đồ gốm truyền thống đơn giản, mộc mạc Hãy chung tay nuôi dưỡng các làng nghề
|
[Tuần 4] Ăn côn trùng để bảo vệ môi trường Posted: 24 Nov 2014 08:01 AM PST Ăn các loài côn trùng như ong bắp cày và châu chấu không những có lợi cho sức khỏe mà còn giúp loại bỏ khỏi môi trường những sinh vật gây hại. Các loài côn trùng này có nhiều protein, khoáng chất và ít cholesterol hơn thịt lợn hay thịt bò. Nghiên cứu do Đại học Tự trị quốc gia Mexico thực hiện tìm thấy có khoảng 1.700 loài sâu bọ được tiêu thụ ở ít nhất 113 quốc gia trên khắp toàn cầu, phần lớn để thay thế cho thịt. Tại Mexico, châu chấu được bầy bán ở chợ và được phơi khô trước khi ăn, trong khi ấu trùng của các con bướm lớn được bán với giá 12,50 bảng Anh một đĩa ở các nhà hàng. Người Colombia thì hay ăn kiến, họ nghiền nát và quệt lên bánh mì, trong khi người Philippines thì thích các loài châu chấu và dế. Ở Papua New Guinea, chuồn chuồn, sâu bướm và bọ cánh cứng rất hay được nướng hoặc luộc lên để xơi. Trong khi món ăn yêu thích của hoàng đế Hirohito tại Nhật Bản là ong bắp cày trộn với cơm. Châu chấu có 20 gram thành phần là protein và chỉ có 6g chất béo, trên 100 gram. Trong khi kiến lửa có 13,9 gram protein và 3,5 gram chất béo. Dế cũng là nguồn sắt, kẽm và canxi dồi dào. Ăn côn trùng còn giúp loại bỏ sức ép lên môi trường, bởi nuôi trồng côn trùng sẽ giúp các khu rừng được chăm sóc cẩn thận để thu hút các loài sâu bọ. Nhà nghiên cứu David George Gordon tại Seattle, Mỹ, nhận định: "Côn trùng là nguồn sinh vật quý giá, ngon lành và chưa được tận dụng hết trên thế giới. Thế nhưng ở phương Tây, điều này vẫn được cho là kỳ quặc". Ông hy vọng người dân phương Tây sẽ hứng thú với nguồn thức ăn mới này hơn, đặc biệt khi họ không nhìn món ăn như thể đang ăn một sinh vật lạ. |
[Tuần 4] Kế hoạch hành động bảo vệ voi Posted: 24 Nov 2014 07:59 AM PST Tất cả các quốc gia có loài voi hoang dã của châu Á đã có buổi gặp gỡ lần đầu tiên để thảo luận về khả năng sinh tồn của loài này. Mục tiêu của hội thảo tại Kuala Lumpur là để đạt được thoả thuận về biện pháp tốt nhất để xử lý với các mối đe dọa gia tăng đối với loài động vật có vú lớn nhất châu lục này. Các đại biểu nhất trí rằng việc hợp tác xuyên biên giới là cần thiết để bảo vệ môi trường sống đang ngày càng thu hẹp dần của loài voi. Số lượng voi hoang dã tại châu Á ước tính có khoảng 30.000 đến 50.000 con. Hội thảo kéo dài ba ngày này là do chính phủ Malaysia đứng ra tổ chức, kết hợp với Liên đoàn bảo vệ thiên nhiên thế giới, nhằm nhất trí về cách thức tốt nhất để bảo vệ lượng voi còn lại. Các quốc gia Nam và Đông Nam Á là những nước có mật độ dân số đông nhất thế giới, và hoạt động của con người ngày càng đe dọa tới sự sống còn của các loài voi. Đại biểu từ các quốc gia đã chia sẻ kinh nghiệm và tìm cách cải thiện môi trường sống cho voi rừng.
|
Thông tin: [Tuần 4] Tác động tích cực của du lịch với môi trường Posted: 24 Nov 2014 07:59 AM PST Du lịch có tác động tích cực tới môi trường do vậy ngành du lịch cần được Nhà nước, các doanh nghiệp nhân rộng và phát triển: Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia. - Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc. - Ðề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan. - Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch. - Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách.
|
[Tuần 4] Vật liệu “xanh” kém phát triển Posted: 24 Nov 2014 07:58 AM PST Thị trường vật liệu "xanh" thời gian qua kém phát triển do Chương trình 567 ra đời vào đúng lúc kinh tế suy thoái – theo các chuyên gia trong ngành xây dựng. Với lợi ích to lớn góp phần tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt là đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội, vật liệu xây không nung đã được phát triển ở nhiều nước trên thế giới từ lâu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, dù nguồn nguyên liệu dồi dào, khí hậu nóng ẩm nhiệt đới rất cần áp dụng, vật liệu xây không nung vẫn kém phát triển mà trong đó có nguyên nhân từ việc cụ thể hóa các cơ chế chính sách.
|
[Tuần 4] Vận động tuyên truyền không đánh bắt hải sản bằng bom mìn Posted: 24 Nov 2014 07:58 AM PST Hiện nay điều này đã được đưa vào luật đánh bắt hải sản tuy nhiên vẫn chưa được xử lí triệt để. Ngoài răn đe cấm đoán hãy tuyên truyền cho ngư dân hiểu rằng hành động của họ đang vét sạch nguồn tài nguyên , làm hại trầm trọng tới các sinh vật biển nói chung. Mỗi một quả mìn nhỏ ném xuống, những dải san hồ mềm mại chết, hàng trăm con cá biển cũng chết, lòng biển cùng hệ sinh vật kí sinh đều chết.... ĐÁnh bắt hiệu quả giúp con người tận thu được tài sản biển, hãy giúp ngư dân hiểu rõ vấn đề bằng sách báo, hình ảnh dễ hiểu và lời động viên chân thành
|
[Tuần 4] Trồng nấm tại nhà: một công đôi việc Posted: 24 Nov 2014 07:57 AM PST Ít ai nghĩ những bông hoa tươi vui mắt dùng để trang trí, tạo không gian thư giãn trên bàn làm việc hay góc phòng lại có thể là một món ngon, an toàn và sạch sẽ cho bữa ăn của gia đình. Tình hình thực phẩm không an toàn khiến các bà nội trợ ngày càng đau đáu hơn về việc làm sao có thực phẩm sạch ngay trong chính ngôi nhà của mình. Ngoài trồng những loại rau đơn giản như rau muống, giá, cải mầm... hiện nay một số cư dân thành thị đã bắt đầu đưa nấm vào danh sách "rau sạch do nhà trồng". 5 lưu ý chăm sóc "bình hoa nấm" 1. Đặt bịch nấm trong nhà (nơi có mái che và tránh ánh nắng trực tiếp). 2. Để nguyên trạng thái của bịch nấm, sau 10 ngày thì mầm nấm (với tên tương ứng trên bịch) sẽ nhú lên. 3. Khi mầm nhú lên, tưới nước sạch dạng phun sương lên bịch (3 lần/ngày và mỗi lần tưới xịt khoảng 4 lần). 4. Hái nấm khi bầu nấm to bằng khoảng chén ăn cơm và nên dùng tay bẻ, nhổ bỏ gốc nấm đã hái. 5. Để nguyên bịch nấm không tưới nước, sau 7-10 ngày, lứa nấm thứ hai sẽ xuất hiện. Mỗi bịch nấm có thể thu hoạch 8-10 lần, sau khi thu hoạch xong lần thứ bảy thì nên tưới nước vào bịch nấm để nấm tiếp tục ra những lần sau. |
[Tuần 4] Ô nhiễm không khí và biện pháp khắc phục Posted: 24 Nov 2014 07:56 AM PST Thay thế các trang thiết bị - phương tiện kỹ thuật cũ bằng trang thiết bị - phương tiện kỹ thuật hiện đại, dây chuyền khép kín, xử lý tốt các chất thải, khí thải trước khi thải ra môi trường. Công nghệ làm sạch không khí phải luôn được hoàn thiện. Chuyển các động cơ, lò đốt bằng nhiên liệt than đá, xăng dầu sang sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng thủy điện… Các động cơ, phương tiện giao thông cần cải tiến sử dụng điện năng hay thiết kế bộ phận đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu, sử dụng các nhiên liệu cao cấp ít độc chất. Đồng thời phải kiểm soát và quản lý nồng độ các khí thải của các động cơ, phương tiện giao thông, kiên quyết bắt buộc ngưng hoạt động đối với các động cơ, phương tiện giao thông quá niên hạn sử dụng hay nồng độ khí thải vượt quá ngưỡng qui định. Trong sinh hoạt hằng ngày (nấu nướng, thấp sáng…) hạn chế sử dụng các loại nhiên liệu như: than đá, củi, dầu… ngoài ra, cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ phòng chống cháy rừng, chống đốt phá rừng, hạn chế đốt rơm rạ… và bố trí các nhà máy, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp ở cuối hướng gió chủ đạo, cuối nguồn nước so với khu dân cư và cách xa khu dân cư. Giảm ô nhiễm của bụi, hơi và khí bằng các phương pháp: sử dụng buồng lắng bụi, ly tâm bằng Xyclon, lọc tay áo, lọc tĩnh điện… Ngoài ra, trồng nhiều cây xanh cũng giúp hạn chế được phần nào ô nhiễm không khí, cây xanh có tác dụng che nắng, hấp thụ bớt bức xạ mặt trời, hút – ngăn chặn và giữ bụi, hấp thụ CO2, lọc sạch không khí, có thể che chắn làm giảm bớt tiếng ồn. Diện tích đất để trồng cây xanh phải gấp 4 lần diện tích đất của con người. Xử lý ô nhiễm dạng khí với nhiều phương pháp: hấp thụ khí thải bằng nước, dung dịch xút hoặc axit trong tháp hấp thụ; hấp thụ trong than bùn hoặc phân rác; hấp phụ trong than hoạt tính; oxy hóa khử; phân hủy nhiệt… Người ta sử dụng một số biện pháp như: phương pháp thiêu hủy có làm sạch khí thải; phương pháp hấp thụ; phương pháp ngưng tụ; phương pháp sinh hóa – vi sinh.
|